Cố tình để bị lừa chuyển khoản 600 triệu đồng 3 lần liên tiếp rồi mới báo cảnh sát, người đàn ông được khen nhanh trí

Một doanh nhân cố tình để lừa đảo lừa chuyển khoản 3 lần liên tiếp.

Ông Wang vốn là một doanh nhân bận rộn, sống tại Thẩm Dương (Trung Quốc) muốn đăng ký thẻ tín dụng để thuận tiện cho công việc. Trong lúc tìm kiếm giải pháp nhanh chóng, ông tình cờ thấy một quảng cáo trên mạng về dịch vụ mở thẻ tín dụng trực tuyến – không cần đến ngân hàng, tiết kiệm thời gian. Tin tưởng vào tính tiện lợi, ông truy cập vào website được quảng cáo, có giao diện giống hệt trang chính thức của ngân hàng, và điền đầy đủ thông tin cá nhân.

Thực chất, đây là một trang web giả được thiết kế bởi nhóm lừa đảo cực kỳ chuyên nghiệp. Sau ba ngày, ông Wang bất ngờ nhận được thẻ tín dụng gửi đến tận nơi – khiến ông càng tin tưởng dịch vụ này là thật. Tuy nhiên, không có hướng dẫn kích hoạt thẻ, ông đã liên hệ với nhóm này và được yêu cầu chuyển phí mở thẻ 300 NDT (khoảng 1 triệu đồng). Ông chuyển tiền ngay mà không nghi ngờ gì.

Nhận thấy ông Wang dễ mắc bẫy, nhóm lừa đảo tiếp tục giăng bẫy. Chúng gọi điện thông báo thẻ của ông không đạt chuẩn và yêu cầu ông chuyển thêm tiền để xử lý. Ông Wang lại chuyển tiền. Tổng cộng, ông đã chuyển 3 lần, lên đến 200.000 NDT (hơn 600 triệu đồng).

Tuy nhiên, ngay từ lần đầu chuyển khoản, ông Wang đã nhận ra mình rơi vào bẫy lừa đảo. Ông lập tức báo cảnh sát và tình nguyện tiếp tục "hợp tác" bằng cách giả vờ làm theo chỉ dẫn của nhóm lừa đảo để giúp truy vết. Do thủ đoạn tinh vi và thường hoạt động từ nước ngoài, nhóm lừa đảo này rất khó lần ra địa chỉ IP. Nhưng nhờ sự phối hợp của ông Wang, chỉ sau ba ngày, cảnh sát đã truy xuất được địa chỉ và bắt giữ toàn bộ đường dây.

Theo Cảnh sát thành phố Tân Dân, Thẩm Dương (Trung Quốc), nhóm này gồm 50 người, chuyên lập các trang web và ứng dụng giả mạo giống hệt nền tảng chính thống để chiếm đoạt thông tin và tiền bạc của người dùng.

Hiện nay, việc tạo lập website và ứng dụng giả mạo là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên mạng. Các đối tượng thường mạo danh thương hiệu uy tín, tổ chức hợp pháp để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.

Để tự bảo vệ mình, người dùng cần kiểm tra tính xác thực của website và ứng dụng trước khi cung cấp thông tin. Theo đó, người dùng cần xác minh tính xác thực của trang web và ứng dụng. Tính xác thực của các trang web và ứng dụng có thể được xác minh theo nhiều cách. Cụ thể, người dùng cần kiểm tra xem URL của trang web hoặc ứng dụng có chính xác hay không. URL của các trang web và ứng dụng thực thường cố định và người dùng có thể lấy chúng thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc bằng cách truy cập các kênh chính thức.

Xem chứng chỉ bảo mật của trang web hoặc ứng dụng. Các trang web và ứng dụng thực thường có chứng chỉ bảo mật và người dùng có thể đánh giá xem chúng có chứng chỉ bảo mật hay không thông qua biểu tượng khóa trên thanh địa chỉ trình duyệt hoặc "https" phía trước địa chỉ trang web.

Xem đánh giá, đánh giá các trang web hoặc ứng dụng. Người dùng có thể biết tính xác thực và danh tiếng của một trang web hoặc ứng dụng thông qua các đánh giá và xếp hạng trực tuyến.

Link nội dung: https://www.doanhnhanvatieudung.com/co-tinh-de-bi-lua-chuyen-khoan-600-trieu-dong-3-lan-lien-tiep-roi-moi-bao-canh-sat-nguoi-dan-ong-duoc-khen-nhanh-tri-a125938.html