Thứ trưởng Bộ Y tế: Luật có đủ, công điện liên tiếp vì sao hàng giả vẫn lộng hành?

TPO - “Tại sao đã có đủ luật mà vẫn để xảy ra tình trạng thuốc, thực phẩm chức năng và sữa giả ảnh hưởng sức khoẻ người dân?”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đặt câu hỏi tại hội nghị với các bộ, ngành, địa phương về tình hình sản xuất, lưu thông thuốc, mĩ phẩm, thực phẩm chức năng giả. Tại đây, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lên tiếng cảnh báo tình trạng các sản phẩm giả, kém chất lượng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Pháp luật chưa đủ sức răn đe?

TS. Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Quản lí dược ( Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì Hội nghị

Theo Thứ trưởng, hiện nay hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dược và an toàn thực phẩm đã khá đầy đủ: Luật Dược 2006, Luật Dược sửa đổi năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), Luật An toàn thực phẩm cùng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, ông đề nghị cần rà soát lại thể chế, đánh giá xem cần sửa đổi, bổ sung nội dung gì để siết chặt quản lí hiệu quả hơn.

“Trách nhiệm thực hiện thuộc về các địa phương. Vậy các tỉnh đang quản lí nhà nước về thuốc và thực phẩm chức năng như thế nào mà để xảy ra những vụ việc như thời gian qua?” – Thứ trưởng nhấn mạnh. Ông cũng yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, phân phối, cơ quan quản lý và lực lượng thanh tra địa phương.

Thuốc giả vẫn len lỏi, chưa xử lí triệt để

Theo báo cáo từ Cục Quản lí Dược (Bộ Y tế), mặc dù tỉ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng có xu hướng giảm, song nhiều vụ việc vẫn bị phát hiện và chưa được xử lí dứt điểm. Gần đây nhất là vụ việc do Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, liên quan đến thuốc giả lưu hành trên thị trường.

Bộ Y tế hiện duy trì kế hoạch kiểm tra định kì và đột xuất hơn 30% cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc. Riêng trong năm 2024, đã có 80 đoàn kiểm tra thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), 90 đoàn kiểm tra thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP). Một cơ sở bị tạm dừng một phần hoạt động. Thanh tra Bộ Y tế đã triển khai 50 đoàn thanh tra, xử phạt 46 vụ vi phạm với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.

Để phối hợp đấu tranh hiệu quả hơn, Bộ Y tế và Bộ Công an đã kí quy chế phối hợp vào tháng 11/2024. Nhiều vụ bắt giữ thuốc giả tại TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa có sự tham gia của cả hai ngành.

Theo các đại biểu dự hội nghị, các doanh nghiệp đặc biệt là các cơ sở bán lẻ thuốc đã chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo quản, mua bán thuốc từ các cơ sở được cấp phép, mua bán thuốc có hóa đơn, chứng từ xác định nguồn gốc, xuất xứ của thuốc dẫn đến tình trạng thuốc bị giảm chất lượng; tạo điều kiện cho việc thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc giả thâm nhập vào hệ thống kinh doanh thuốc hợp pháp.

Một bộ phận người dân có thói quen mua thuốc, tự sử dụng thuốc để chữa bệnh theo lời khuyên của người quen, hoặc qua quảng cáo mà không đến khám bệnh tại cơ sở y tế hoặc mua thuốc tại cơ sở cung ứng thuốc hợp pháp. Đặc biệt là tình trạng mua thuốc trên mạng xã hội để tự điều trị, có nguy cơ rất lớn mua phải thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Thực phẩm chức năng,

Các đối tượng lợi dụng cơ chế quản lí thông thoáng hiện nay để sản xuất thực phẩm giả trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Trong khi đó, mức độ vi phạm ngành càng tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng và lừa người tiêu dùng: gắn mác sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu nhưng thực chất từ một nước khác hoặc sản xuất trong nước với chất lượng thấp; dùng tem nhãn, bao bì giả giống thương hiệu nổi tiếng…

Siết chặt hậu kiểm, xử lý quảng cáo gian dối

Lãnh đạo Cục Quản lí dược đề xuất các bộ, ngành, địa phương rà soát các quy định của pháp luật về xử lí, xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ (trường hợp chưa phải xử lí hình sự); áp dụng các hình phạt bổ sung đối với các tổ chức, cá nhân mua bán thuốc mà không hóa đơn chứng từ, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Rà soát các quy định về chức năng, trách nhiệm của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, ủy ban nhân dân xã, phường nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lí của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lí, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc, phòng chống sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không đạt chất lượng…

Để tăng cường công tác quản lí, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Y tế địa phương xây dựng kế hoạch hậu kiểm, thanh tra thường xuyên các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cùng với đó, Bộ cũng phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xử lí vi phạm trong quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo sai sự thật trên internet.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Y tế, ngoài pháp luật và chế tài, cần đặc biệt chú trọng nâng cao ý thức của người sản xuất, người quản lí và người tiêu dùng. “Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân yên tâm sử dụng thuốc và thực phẩm, giá cả hợp lí và quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến sức khỏe”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Biến chứng nguy hiểm do zona thần kinh: Đừng coi thường dấu hiệu ban đầu
Bỏng điện phá huỷ từ bên trong: Cảnh báo hậu quả khó lường từ ca bệnh của nạn nhân 37 tuổi
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bệnh nhi bị bác sĩ từ chối cấp cứu vì chưa đóng viện phí
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bệnh nhi bị bác sĩ từ chối cấp cứu vì chưa đóng viện phí

Link nội dung: https://www.doanhnhanvatieudung.com/thu-truong-bo-y-te-luat-co-du-cong-dien-lien-tiep-vi-sao-hang-gia-van-long-hanh-a126959.html