
Bà Nguyễn Mến cho biết từng theo học Trường Đại học Giao thông Vận tải, nhưng công việc hiện nay là kinh doanh – gắn với niềm đam mê của bản thân. “Nếu có cơ hội thấu hiểu bản thân ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, thì con đường kinh doanh thời trang sẽ rút ngắn hơn về thời gian, trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng hơn và sẽ có thêm cơ hội thành công hơn”, bà Mến nói.
Bà Nguyễn Mến lưu ý, các bạn học sinh THPT chưa có nhiều trải nghiệm, thì cần khám phá bản thân thông qua tìm hiểu thông tin từ mạng, ngày hội tuyển sinh, cộng đồng nghề nghiệp… Thông quan những buổi tư vấn, toạ đàm sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm để giúp các bạn có thêm điều kiện để hiểu thêm về bản thân.
Cùng trao đổi tại tọa đàm, ông Nguyễn Tiến Đạt cho rằng, không phải việc lựa chọn nghề nghiệp ban đầu sẽ là công việc mình theo đến suốt đời mà có thể sẽ thay đổi theo nhận thức, năng lực của bản thân. Tuy nhiên, các bạn cần dành thời gian tìm hiểu ngành nghề quan tâm, yêu thích; tự đánh giá nghiêm túc khả năng, mong muốn của bản thân; tham gia các hoạt động tư vấn, trải nghiệm để có thêm thông tin, hiểu biết về công việc, xu hướng nghề nghiệp.
Theo Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo Giáo dục SSSTUDY, các bạn trẻ có thể đánh giá thế mạnh của bản thân thuộc nhóm nào: Khả năng giải quyết vấn đề; khả năng giao tiếp, kết nối, đàm phám; năng lực tự học hỏi, cập nhật kiến thức, xu hướng.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Trong khi đó, bà Lê Lan Anh bày tỏ, các bạn trẻ đến năm lớp 12 mới bắt đầu suy nghĩ “tôi muốn gì sau khi tốt nghiệp” thì khá muộn. Để trả lời câu hỏi này, có không ít bạn đã chọn giải cách grapyear – dành thời gian một năm để tham gia các hoạt động khám phá bản thân. Việc này là cần thiết, nhưng cần lưu ý vì có không ít rủi ro.
Bà Lê Lan An khuyến khích các bạn trẻ cần dũng cảm trong việc đánh giá bản thân và tiến bước trên hành trình đã lựa chọn. Các bạn có nhiều năng lượng, tài năng và các bạn cần mở khoá tài năng, năng lực đó. Ba mẹ cần đồng hành, chia sẻ kết nối với con cái, tránh việc áp đặt, thiếu sự sẻ chia.