Với chủ đề "Bảo đảm an ninh mạng và tạo lập niềm tin trong kỷ nguyên mới", hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Ủy ban nhân dân TP.HCM cùng các chuyên gia hàng đầu về bảo mật trong và ngoài nước. Sự kiện là diễn đàn quan trọng nhằm chia sẻ giải pháp thực tiễn, xu hướng mới và thúc đẩy hợp tác đa ngành để tạo dựng một không gian mạng an toàn cho Việt Nam, đặc biệt trong việc bảo mật thông tin chính yếu quốc gia.
Phát biểu tại hội thảo, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), cho biết mỗi năm có hàng chục nghìn hệ thống thông tin trọng yếu tại Việt Nam bị tấn công, đánh cắp dữ liệu, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và an ninh quốc gia. Bảo vệ dữ liệu và hệ thống thông tin hiện nay không chỉ là nhiệm vụ kỹ thuật, mà là trách nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, kéo theo hàng loạt công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây... tạo ra giá trị to lớn cho nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng về an ninh mạng và an toàn dữ liệu số.
Và thiếu hụt nguồn nhân lực về an ninh mạng được xem là một trong những thách thức mà các quốc gia phải đối mặt, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Nghiên cứu, tư vấn và hợp tác quốc tế (Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia), Việt Nam đang thiếu hụt hơn 700.000 nhân sự công nghệ trong khi lại thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet cao hàng đầu thế giới.
"Báo cáo của Cisco cho thấy chỉ 11% doanh nghiệp và tổ chức trong nước đạt mức độ trưởng thành, sẵn sàng xử lý các sự cố trên không gian mạng. Dù đã có những bước tiến về nhận thức và đầu tư trong lĩnh vực an ninh mạng, nhưng năng lực ứng phó sự cố của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế", ông Sơn cho hay.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Nghiên cứu, tư vấn và hợp tác quốc tế (Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia),
Theo Thống kê mới nhất do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), có tới 52,89% doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam chưa trang bị đầy đủ các giải pháp công nghệ bảo vệ trước các mối đe dọa mạng, trong khi 56,16% vẫn thiếu hụt đội ngũ nhân sự chuyên trách trong lĩnh vực này.
Ông Sơn cho hay, Việt Nam nằm trong số những quốc gia dễ bị tấn công mạng nhất, với hơn 659.000 sự cố được ghi nhận vào năm 2024. Gần một nửa số tổ chức tại Việt Nam báo cáo đã bị tấn công ít nhất một lần.
Ông lưu ý rằng khoảng 56% các tổ chức thiếu nhân sự CNTT và an ninh mạng. Ông cho rằng tình trạng thiếu hụt này là do mối liên kết yếu giữa giáo dục và ngành công nghiệp, chương trình giảng dạy lỗi thời và cơ hội đào tạo thực tế trong các hệ thống thực tế hạn chế.
Để giải quyết vấn đề này, Son khuyến nghị cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức học thuật, trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp, thông qua việc cho sinh viên thực hành sớm, cấp học bổng và đảm bảo tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Ông cũng đề xuất tăng cường đào tạo an ninh mạng thực tế để đưa vào các trường tiểu học và các cơ sở dạy nghề. Ông kêu gọi các cơ quan chính phủ xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc gia và chính sách hỗ trợ tài chính để hỗ trợ sinh viên an ninh mạng.